Table of Contents
4 CẢM BIẾN QUAN TRỌNG TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG
Động cơ phun xăng điện tử ngày này đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người, tuy nhiên cách mà nó hoạt động thì có thể còn xa lạ với nhiều người, rất nhiều triệu chứng xe hoạt động bất thường xuất phát từ việc các cảm biến không được bảo dưỡng đúng cách.
Nếu mô hình hoá một cách đơn giản nhất thì hệ thống phun xăng điện tử EFI gồm 3 bộ phận chính:
- Bộ phận tiếp nhận thông tin: là các cảm biến ghi nhận các thong tin đầu vào và đưa về ECU
- ECU: nhận các thông tin đưa về sau đó đưa ra các lệnh điều khiển về các bộ phận chấp hành
- Bộ phận chấp hành: là các bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo lệnh của ECU ( kim phun, đánh lửa, ABS
- …)
Hiểu rõ hệ thống sẽ giúp dễ dàng chuẩn đoán những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng nhất là với những xe cũ dựa vào các chức năng và nguyên lý hoạt động của các cảm biến này.
CẢM BIẾN CƠ BẢN
CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG GIÓ NẠP – MAF
Cảm biến lưu lượng khí nạp dùng để đo không khí nạp vào động cơ.
Nguyên lý làm việc là biến đổi lượng không khí đi qua thành tín hiệu điện áp, sau đó đưa về ECU, tín hiệu này được sử dụng để tính toán lượng phun xăng cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản.
Cảm biến lưu lượng khí mạp hoạt động không chính xác sẽ gây tình trạng động cơ rung giật, không mượt.
Bảo dưỡng bằng cách vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.
CẢM BIẾN ÁP SUẤT KHÍ NẠP
Đây là cảm biến bổ trợ để xác định khối lượng khí nạp chính xác hơn.
Như đã biết thì Cảm biến lưu lượng khí nạp chỉ đo được khối lượng hoặc thể tích khí nạp, tuy nhiên khi cùng thể tích nhưng áp suất khác nhau thì mật độ không khí sẽ khác nhau, áp suất càng cao thì mật độ không khí càng nhiều.
Cùng với cảm biến nhiệt độ khí nạp, cảm biến áp suất khí nạp cung cấp thông tin để ECU hiệu chỉnh chinh xác lượng phun xăng. Cảm biến áp suất khí mạp hoạt động không chính xác sẽ gây tình trạng động cơ hao xăng.
Bảo dưỡng bằng cách vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.
CẢM BIẾN VỊ TRÍ BƯỚM GA – TPS
Cảm biến vị trí bướm ga dùng để nhận viết vị trí mở của bướm ga, thông qua đó ECU điều khiển các cơ cấu chấp hành để động cơ hoạt động đúng với điều kiện vận hành thực tế. Nguyên lý làm việc là biến đổi trí bướm ga thành tín hiệu điện áp, sau đó đưa về ECU, tín hiệu này được sử dụng để tính toán lượng phun xăng phù hợp. Cảm biến vị trí bướm ga hoạt động không chính xác sẽ gây tình trạng động cơ khó khởi động, hao xăng, giật mạnh khi thốc ga.
Cảm biến bướm ga cần được cài đặt và hiệu chỉnh chính xác theo thông số của hãng. Cảm biến này không bảo dưỡng, thay khi hỏng.
CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ
Có 2 loại cảm biến đo nhiệt độ là nhiệt độ nước và nhiệt độ khí nạp, nguyên lý hoạt động là biến nhiệt độ thành tín hiệu điện áp và đưa về ECU xử lý. Cảm biến nhiệt độ hoạt động sai thì xe rất hao xăng. Cảm biến này không bảo dưỡng, thay khi hỏng.
CẢM BIẾN OXI
Đây là cảm biến được trang bị trên các xe có bộ lọc khí xả 3 thành phần để đo lượng khí Oxi trong khí thải, từ đó ECU sẽ xác định được hỗn hợp hoà khí đang giàu hay nghèo xăng để điều chỉnh lượng phun xăng đưa về tỉ lệ tiêu chuẩn.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến oxi là biến đổi oxi thành tín hiệu điện áp. Cảm biến oxi hoạt động không chính xác sẽ gây tình trạng hao xăng, một số mẫu xe sẽ rung giật mạnh nổ không tải. Các hãng xe khuyến cáo thay định kì mỗi 8 vạn
TỔNG KẾT
Cảm biến là bộ phận ghi nhận các thông tin đầu vào của quá trình điều khiển động cơ, rất nhều lỗi phát sinh tường chừng nghiêm trọng nhưng đơn giản chỉ là các cảm biến bị lỏng rắc điện hay đại loại vậy.
Hiểu về các cảm biến trên xe hơi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chiếc xe của mình, đồng thời giúp ích rất nhiều trong quá trình bảo dưỡng sửa chữa
Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh em. Mời anh em Follow kênh để nhận các thông tin hữu ích về xe hơi:
Trong phần sau mình sẽ cha sẻ cách đo kiểm từng Cảm biến để xác định tình trạng hư hỏng làm cơ sở để thay thế nếu cần.