Table of Contents
HIỆU CHỈNH CẢM BIẾN BƯỚM GA
Trong Các cảm biến quan trọng thì cảm biến bướm ga TPS là một cảm biến thường gây ra những trục trặc cho động cơ nhất.
Cảm biến bướm ga có nhiệm vụ ghi lại vị trí mở của bướm ga và truyền về ECU, thông qua tín hiệu đó mà ECU biết được các chế độ vận hành của động cơ để có tính toán lượng phun xăng phù hợp.
Đây là cảm biến có liên quan trực tiếp đến hoạt động phun xăng của động cơ và cảm biến này cần được đặt theo thông số của nhà sản xuất, nếu sai thông số thì sẽ làm ECU hiểu sai vị trí bướm ga và điều khiển sai lượng phun xăng làm động cơ hoat động không ổn định.
Cảm biến bướm ga có 3 kiểu chính:
- Kiểu tiếp điểm
- Kiểu biến trở
- Kiểu phần tử HALL
Phạm vi bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách hiệu chỉnh cảm biến bướm ga trên xe Vitara 2005 là Cảm biến kiểu biến trở.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
Cảm biến bướm ga trên Vitara 2005 là kiểu biến trở có 4 dây và có thể điều chỉnh. Khi xuất xưởng thì thông số đã được hiệu chỉnh, tuy nhiên loại cảm biến trên xe vitara 2005 là loại có thể điều chỉnh được và rắc rối phát sinh từ đây.
Trong quá trình sửa chữa, khi thay đổi vị trí cảm biến bướm ga thì khó có thể đặt lại đúng vị trí nếu không có thông số chuẩn và có dụng cụ để đo kiểm, khi đó xe đã bị sai vị trí cảm biến bướm ga và gây các triệu chứng khó chịu sau:
GIẬT MẠNH KHI THỐC GA HƠN 2000RPM
- Đây là triệu chứng đặc thù nhất của việc sai cảm biến bướm ga, nổ dưới ngưỡng đó thì không sao nhưng khi đạp thốc ga lên hơn 2000 RPM thì sẽ giật rất mạnh.
- Nguyên nhân là cảm biến bướm ga đặt thiếu, khi nổ ở mức tải nhỏ thì lượng phun xăng vẫn đủ nhưng khi thốc ga nhưng khi đó ECU vẫn điều khiển phun xăng theo thông số thiếu làm hỗn hợp hoà khí thiếu xăng gây tình trạng lụp bụp hoặc giật mạnh do máy không nổ đủ tải.
- Lưu ý là tình trạng giật mạnh này rất hay bị chuẩn đoán thành bị lỗi hộp số với láp cầu ….. nhưng thực ra vấn đề chỉ nằm ở cảm biến bướm ga.
XE HAO XĂNG, ĐỘ NHẠY CHÂN GA THẤP
- Khi cảm biến bướm ga đặt sai theo hướng thiếu không nhiều thì ECU sẽ hiểu là bướm ga mở ít hơn thực tế nên sẽ luôn điều khiển phun xăng thấp hơn thực tế làm xe không vọt, độ nhạy chân ga thấp.
- Khi cảm biến bướm ga đặt sai theo hướng dư thì ECU sẽ hiểu là bướm ga mở lớn hơn thực tế nên sẽ luôn điều khiển phun xăng nhiều hơn thực tế làm xe hao xăng mà không tìm ra nguyên nhân.
HIỆU CHỈNH CẢM BIẾN BƯỚM GA – TPS
CẤU TẠO CẢM BIẾN BƯỚM GA TPS LOẠI BIẾN TRỞ
Cảm biến bướm ga TPS loại biến trở sẽ có cấu tạo gồm 4 chân:
- Chân nguồn 5V
- Chân tín hiệu, tại chân này điện áp sẽ thay đổi khi xoay bướm ga
- Chân nối tắt chế độ khởi động
- Chân nối mass
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CẢM BIẾN BƯỚM GA – TPS
Khi tiếp điểm của chân tín hiệu trượt trên thanh biến trở theo độ mở bướm ga sẽ tạo ra điện áp thay đổi theo độ mở của bướm ga.
Mức điện áp thông thường ở khoảng:
- Vị trí bướm ga đóng hoàn toàn: 0.42 – 0.88V
- Vị trí bướm ga mở hoàn toàn: xấp xỉ 4.9V
Lưu ý là việc hiệu chỉnh cảm biến bướm ga phải được thực hiện chính xác bằng dụng cụ đo kiểm thì mới chính xác.
HIỆU CHỈNH CẢM BIẾN BƯỚM GA – VITARA 2005
THIẾT BỊ CẦN CÓ:
- Đồng hồ đo điện áp
- Ghim chân rắc
- Kẹp cá sấu
- Dụng cụ tháo lắp cơ bản
THAO TÁC:
B1: XÁC ĐỊNH CHÂN TÍN HIỆU
Nếu là biết đọc sơ đồ thì xác định chân tín hiệu theo sơ đồ.
Nếu không sơ đồ thì xác định bằng cách đo lần lượt các chân của cảm biến, chân nào thay đổi điện áp khi xoay bướm ga thì đó là chân tín hiệu cần tìm.
- Dùng ghim chân rắc để trích tín hiệu tại đường ta chân rắc
- Dùng kẹp cá sấu kẹp chân ghim vưà trích tín hiệu
- Mở khoá nấc 1 ( không nổ máy )
- Xoay bướm ga và đọc thông số điện áp trên đồng hồ đo, với Vitara 2005 thì chân số 2 là chân tín hiệu.
- Tiếp tục đến khi xác định được chân tín hiệu thì chuyển sang B2.
B2: HIỆU CHỈNH CẢM BIẾN BƯỚM GA – VITARA 2005
Xác định được chân tín hiệu thì đã hoàn thành 50% công việc, tiếp tục thưc hiện theo các bước sau
- Đưa bướm ga về vị trí đóng hoàn toàn
- Nới lỏng ốc cố định cảm biến bướm ga
- Xoay cảm biến bướm ga để điều chỉnh mức điện áp về tiêu chuẩn : 0.42V – 0.48V
- Xiết ốc khoá cảm biến vị trí bướm ga và sơn đánh dấu.
Lưu ý: thông số chuẩn là 1 dải điện áp, ứng với nhiều trường hợp thực tế của động cơ, vì vậy chọn thông số nào hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của động cơ.
Để hiểu rõ hơn các bạn nên xem qua cách thức hoạt động của các cảm biến trên động cơ phun xăng điện tử.
CÁC CẢM BIẾN TRÊN HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ
Ngoài ra có thể đọc thêm các sách HDSD của chính dòng xe mình đang sử dụng để biết chính xác cách sử dụng hệ truyền động 4WD trên xe của mình.
SÁCH HDSD CÁC DÒNG XE THÔNG DỤNG
TỔNG KẾT
Cảm biến bướm ga ảnh hưởng trực tiếp đến lượng phun xăng cho động cơ, vì vậy nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định và đạt hiệu suất tối đa.
Rất nhiều lỗi phát sinh của động cơ tưởng như nghiêm trọng nhưng thực ra chỉ nằm ở cảm biến bướm ga.
Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh em. Mời anh em Follow kênh để nhận các thông tin hữu ích về xe hơi: