Table of Contents
HƯỚNG DẪN ĐO KIỂM ÁP SUẤT NÉN BUỒNG ĐỐT
Áp suất nén buồng đốt là yếu tố quyết định sức mạnh cũng như độ ổn định của động cơ:
- Áp suất nén thấp hơn tiêu chuẩn thì động cơ yếu, không đạt công suất.
- Áp suất nén giữa các xilanh chênh lệch nhiều thì động cơ bị rung động, không thể êm được.
Phạm vi bài viết này xin chia sẻ cách đo kiểm áp suất nén buồng đốt để làm cơ sở xác định tình trạng của động cơ sửa chữa.
B1: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
- Dụng cụ thao lắp cơ bản
- Cần xiết lực
- Mỡ đồng
- Bộ dụng cụ đo áp suất nén
- Giấy viết để ghi kết quả
B2: THÁO BUGI
Thao tác này nên thực hiện khi máy nguội , vị trí Bugi cũng khác nhau trên các loại xe khác nhau:
- Tháo dây cao áp hoặc Bobin ( nên đánh số thứ tự trên Bobin trước khi tháo )
- Tháo Bugi, quan sát màu sắc để xác định sơ bộ tình trạng của động cơ ( nên ghi lại tình trạng các Bugi theo từng các xilanh )
B3: KẾT NỐI TOOL
- Rút cầu chì bơm xăng, cầu chì này thường được đặt trong hộp cầu chì trong khoang động cơ với ký hiệu FI.
- Kết nối đầu đo áp suất vào lỗ Bugi
B3: ĐO ÁP SUẤT NÉN BUỒNG ĐỐT
- Đạp chân côn và chân ga hết cỡ.
- Mở khóa đề máy giữ cho đến khi đồng hồ suất đạt mức cao nhất có thể, thông thường là 4 tua máy.
- Ghi chép lại thông số đo và thự chiện tiếp tục các xilanh còn lại.
B4: XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sau khi thực hiện tất cả các xilanh, tiến hành đối chiếu với thông số tiêu chuẩn của hãng để biết tình trạng động cơ với 3 trường hợp sau:
TRƯỜNG HỢP 1:
- Áp suất nén buồng đốt nằm trong khoảng: 12 kg/cm² – 14 kg/cm²: Đạt về mặt áp suất nén
- Chênh lệch áp suất nén của các xilanh không quá 1 kg/cm²: Đạt về độ chênh áp
Đối với một chiếc xe cũ thì đây là trường hợp hoàn hảo hảo nhất về áp suất nén buồng đốt, dự vào áp suất nén buồng đốt có thể xác định độ hao mòn của động cơ, áp suất nén càng gần 14 kg/cm² thì động cơ càng mạnh, độ nhạy chân ga cao, độ chênh áp càng thấp thì đọng cơ nổ càng êm, rung động ít.
TRƯỜNG HỢP 2:
- Áp suất nén buồng đốt nằm trong khoảng: 12 kg/cm² – 14 kg/cm²: Đạt về mặt áp suất nén
- Chênh lệch áp suất nén của các xilanh cao hơn 1 kg/cm²: Không đạt về độ chênh áp
Trường hợp này xe vẫn đủ công suất, máy vẫn bốc, chân ga vẫ nhạy, tuy nhiên động cơ không được êm diu mà có rung động cao do chênh lệch áp suất các xinh lớn làm động cơ giảm độ cân bằng động. Những rung động này tạo ra sẽ truyền động vào khoang lái và có tác động lên người lái như rung tay lái và gây lầm tường là rung động do bể cao su hộp số hoặc cau su máy.
Khi đã xác định độ chênh áp lớn hơn 1 kg/cm² thì mặc định đọng cơ sẽ có rung động chứ hông thể êm được, xác định rõ để không tốn tiền vào những món không liên quan.
TRƯỜNG HỢP 3:
- Áp suất nén buồng đốt thấp hơn 12 kg/cm²: Không đạt về mặt áp suất nén
Khi gặp trường hợp này không cần quan tâm đến độ chênh áp nữa, tiếp tục nhỏ ít nhớt vào các xilanh và thực hiện đo áp suất nén buồng đốt lại lần nữa, nếu áp suất nén cao hơn trước thì khẳng định xi lanh bị hở xéc măng và cần xử lý ngay khi có điều kiện. Thông thường trường hợp này sẽ có mụi than ở ống xả, có thể thấy trực tiếp khi nổ máy hoặc không nhưng nhất định sẽ có mụi than bám ở ổng xả.
Đây là trường hợp động cơ hao mòn do sử dụng, trường hợp này xe rất yếu, lì máy, chân ga không bốc và hao xăng do động cơ không còn đủ áp suất nén buồng đốt, tùy vào tình trạng mà anh em có thể quyết định xử lý triệt đẻ hoặc tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tối ưu nhất là Rebuil lại dàn hơi.
LƯU Ý:
Khi thao tác thì phải đạp chân côn và chân ga hết cỡ thì số liệu mới chính xác.
Khi lắp đặt Bugi trở lại thì phải bôi mỡ đồng vào các ren và xiết đùng lực để không bị cháy ren và dễ tháo ra khi cần.
TỔNG KẾT
Áp suất nén buồng đốt là thông số quan trọng để xác định chính xác tình trạng động cơ, vì vậy trước khi sửa chữa các hệ thống liên quan hoặc làm máy phải tiến hành đo kiểm để xác định chính xác tình trạng của động cơ, tránh tình trạng phải bổ máy khi chưa cần thiết hoặc thay thế phụ tùng không đúng bệnh.
Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh em. Mời anh em Follow kênh để nhận các thông tin hữu ích về xe hơi:
Kì sau mình sẽ chia sẻ vè các thông số và lưu ý khi rebuil dàn hơi động cơ đã bị mất áp suất nén.