NÂNG CẤP HỆ THỐNG TREO – PHẦN 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Hệ thống treo là hệ thống nâng cấp đem lại nhiều giá trị nhất và nên nâng cấp nhất, ngay cả khi bạn không nâng cấp về động cơ vì nó đem lại một cảm giác lái hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên việc nâng cấp hệ thống treo không hề đơn giản là chỉ cần thay lò xo dài hơn hay thay giảm xóc dài hơn là được mà phải được tính toán kỹ lưỡng, thậm chí Dyno hệ thống giảm xóc để biết chính xác các thông số làm việc của hệ thống sau khi đươc nâng cấp.

Để bắt đầu tính toán thì trước phải hiểu được các khái niệm cơ bản:

GRIP – ĐỘ BÁM ĐƯỜNG

HIỆU SUẤT BÁM ĐƯỜNG
HIỆU SUẤT BÁM ĐƯỜNG CAO TRÊN NHỮNG XE ĐUA

Có thể hiểu nôm na đây là lực tạo ra giữa bề mặt lốp xe với mặt đường. Lực bám được tạo ra bởi và ảnh hưởng bởi các thông số sau:

  • Khối lượng xe: tỷ lệ thuận với lực bám đường, khối lượng càng cao thì lực bám càng lớn và ngược lại.
  • Gia tốc: tỷ lệ nghịch với lực bám đường, gia tốc càng lớn lực bàn càng giảm và ngược lại
  • Loại lốp xe: lực bám đường thay đổi tùy theo tiết diện, loại gai, chất liệu cao su của lốp xe.
  • Điều kiện mặt đường: điều kiện mặt khô ráo sẽ cho lực bám tốt hơn và ngược lại.
  • Cấu tạo Hệ thống treo: lực nén càng lớn thì lực bám đường càng cao và ngược lại.

Một trong những mục tiêu của việc nâng cấp hệ thống treo chính là tăng lực bám đường và điều đó giúp tăng cường hiệu suất vận hành của chiếc xe trong các điều kiện dễ gây mất lực bám đường, tuy nhiên không phải tăng lực bám đường càng nhiều càng tốt vì lực bám đường càng lớn thì lực tác động lên lốp xe càng lớn gây hao mòn  nhanh hơn, vì vậy phải có sự tính toán các thông số và lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với nhu cầu sử dụng. 

TIRES – LỐP XE

LỐP XE
LỐP XE

Thoạt nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng thực ra lốp xe liên quan rất lớn đến hệ thống treo trên xe. Về cơ bản lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường và là bộ phận truyền Moment từ động cơ xuống mặt đường để đấy di chuyển. Lốp xe có ảnh hưởng lớn lớn đến độ cân bằng của xe, nhất là khi vào cua và hãm phanh, lực bám đường tạo ra khả năng hãm xe dưới tác động của hệ thống phanh.

Có rất nhiều loại lốp khác nhau phù hợp cho từng nhu cầu di chuyển khác nhau, tuy nhiên tất cả các loại lốp xe đều có 1 tính chất chung:

  • Lốp càng mềm thì độ đường càng cao tuy nhiên càng nhanh xuống cấp.
  • Lốp càng cứng thì độ bám đường càng thấp và càng lâu xuống cấp

Lựa chọn loại lốp nào, hệ số ma sát bao nhiêu …. phụ thuộc vào nhu cầu di chuyển và hệ thống treo tương ứng thì mới phát4 YẾU TỐ TUỲ CHỈNH HIỆU SUẤT CAONÂNG CẤP HỆ THỐNG TREO – PHẦN 2: LÒ XO GIẢM XÓC huy hết hiệu quả.

SUSPENSION: HỆ THỐNG TREO

Có thể hiểu đơn giản Hệ thống treo gồm Gỉam xóc + các tay đòn liên kết với nhau có tác dụng chống đỡ toàn bộ trọng lượng chiếc xe gồm các chi tiết sau:

  • Lò xo: có thể là lò xo dạng lá hoặc lò xo cuộn có nhiệm vụ hấp thụ xung động từ mặt đường
  • Gỉam chấn: có nhiệm vụ dập tắt các dao động của lò xo do xung động từ mặt đường tạo ra
  • Tay đòn: liên kết và triệt tiêu các ngoại lực, tay đòn càng nhiều thì triệt tiêu được càng nhiều lực theo các phương khác nhau và xe càng đầm chắc

NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG TREO

  • Giữ cho lốp xe luôn tiếp xúc với mặt đường 
  • Hấp phụ và triệt tiêu các xung động tạo ra từ mặt đường, lực vào cua,lực tăng tốc, hãm phanh…

Việc giữ cho lốp xe luôn tiếp xúc với mặt đường cũng đồng nghĩa với việc tạo ra lực bám đường cao nhất có thể, tuy nhiên không phải lúc nào điều có cũng xảy ra thuận lợi, vẫn có những trường hợp lốp xe tiếp xúc mặt đường nhưng không đủ lực bám đường dẫn đến xoay bánh xe và chiếc xe bị mắc lầy và cần sự hỗ trợ.

Việc hấp thụ các xung động từ mặt đường giúp người ngồi trên xe không bị chấn động khi vào đường xấu, khả năng hấp thụ xung động càng nhiều thì người trên xe càng thoải mái và ngược lại. Khả năng hấp thụ các xung lực này được quyết định bởi 2 yếu tố:

  • Độ đàn hồi của lò xo
  • Độ triệt tiêu xung lực của giảm chấn

Hai thông số luôn đi kèm nhau mà không được tách rời, mọi sự điều chỉnh một trong hai yếu tố trên đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ xung lực hay hiểu nôm na là khả năng giảm xóc của chiếc xe.

GEOMETRY: THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA HỆ THỐNG TREO

GÓC CAMPER

Góc Camper là góc hợp giữa mặt phẳng bánh xe với phương thẳng đứng và có ảnh hưởng đến đặc tính hoạt động của hệ thống treo, tùy vào đặc tính di chuyển của mỗi loại xe mà sẽ có thông số góc Camper khác nhau, các thông số này được lựa chọn cho hệ thống treo nguyên bản. Khi bạn nâng cấp hệ thống treo thì có thể tùy chỉnh thêm góc Camper để đạt hiệu quả tối đa, tuy nhiên việc lựa chọn thông số góc Camper phải được tính toán cẩn thận thì mới đạt hiệu quả sử dụng, nếu không có thể gây hư hỏng hệ thống treo.

Advertisements

GÓC CAMPER ÂM

Góc Camper âm là khi bánh xe nghiêng vào trong, Camper âm cải thiện khả năng vào cua của xe, loại này thường dùng trên các xe dạng sedan, tốc độ cao để tăng cường khả năng ổn định khi vào cua ở tốc độ cao. Góc Camper âm càng lớn thì độ ổn định vào cua càng cao, tuy nhiên ở góc Camper âm thì diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường bị giảm tùy theo góc âm lớn hay nhỏ, gây giảm độ bám đường đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến lốp xe càng nhiều, trường hợp này sẽ bị mòn vỏ không đều.

GÓC CAMPER DƯƠNG

GÓC CAMPER DƯƠNG
                                       GÓC CAMPER DƯƠNG

Đối với xe hơi thông thường thì hầu như không được setup kiểu Góc Camper dương, thông thường đây là kiểu thiết kế trên các xe tải nặng, khi không tải thì nó sẽ được Camper ở vị trí dương nhưng đó chỉ là góc setup bù để khi chất tải đầy đủ thì góc Camper điều chỉnh về vị trí trung tính.

GÓC CAMPER TRUNG TÍNH

 Đây là loại Camper phổ biến nhất, được setup trên các dòng xe thông dụng lẫn các xe đua đường trường, offroad hoặc drag. Góc Camper trung tính cho diện tích tiếp xúc của lốp xe tiếp xúc với mặt đường lớn nhất, qua đó đem lại độ bám đường cao nhất.

GÓC CASTER ( góc đặt bánh xe)

Góc Caster là góc hợp giữa phương thẳng đứng với phương của Gỉam xóc nhìn từ phương ngang. Góc Caster có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống lái, thông thường đây là thông số không điều chỉnh từ nhà sản xuất, khi có nâng cấp thay đổi về hệ thống treo như thay đổi lò xo, giảm xóc … thì phải hiệu chỉnh góc Caster về giá trị tiêu chuẩn thì mới đạt độ cân bằng cho hệ thống treo và hệ thống lái trên xe.

TỔNG KẾT

Nâng cấp hệ thống treo là một trong những hạng mục đem lại kết quả rõ ràng và phấn khích nhất, các khái niệm cơ bản sẽ là cơ sở để tính toán các thông số để nâng cấp hệ thống treo một cách hiệu quả và an toàn nhất, đồng thời phát huy tối đa hiệu suất những hạng mục nâng cấp.

Phần sau mình sẽ nói về các thông số và công thức tính toán chi tiết các thông số để nâng cấp hệ thống treo trên xe. Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh em. Mời anh em Follow kênh để nhận các thông tin hữu ích về xe hơi:

TIKTOK

YOUTUBE

FANPAGE

GROUP GIAO LƯU 

Advertisements

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!
0
YOUR CART
  • No products in the cart.