NÂNG CẤP HỆ THỐNG TREO – PHẦN 2: LÒ XO GIẢM XÓC

Việc nâng cấp hệ thống treo là một trong những nâng cấp đáng giá nhất vì trực tiếp mang lại cảm giác mong muốn cho người trên xe, tuy nhiên việc nâng cấp một cách cảm tính và không tính toán thì có tác dụng hoàn toàn trái ngược. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu các tính chất của một hệ thống treo trên xe hơi, từ đó có phương án nâng cấp hệ thống treo hiệu quả nhất.

ĐỘ CỨNG HỆ THỐNG TREO – handing

LÒ XO GIẢM XÓC
LÒ XO GIẢM XÓC

Dây là tính chất quan trọng nhất của hệ thống treo bất kì, vì nó quyết định tính chất và khả năng làm việc của hệ thống treo, xét mọt cách định tính thì có thể chia làm 2 dạng chính:

HỆ THỐNG TREO MỀM

SUBARU
Hệ thống treo trên xe đua

Hệ thống treo mềm thì các lốp xe được dịch chuyển nhiều hơn khi có xung động từ mặt đường, hiểu cách khác là lực xung động ít truyền đến thân xe hơn, đồng nghĩa người ngồi trên xe ít bị chấn động hơn, xe di chuyển êm ái và mượt hơn. Độ mềm của Hệ thống treo tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ xung lực của lò xo. Lò càng mềm thì độ hấp thụ xung lực càng cao và giúp xe càng êm ái. Khi xe vào đường cong, dưới tác dụng của lực li tâm và trọng lực của xe sẽ có một lực kéo nghiêng thân xe về phía bụng đường cong, với hệ thống treo càng mềm thì càng bị nghiêng nhiều hơn.

HỆ THỐNG TREO CỨNG

Hệ thống treo xe off road
Hệ thống treo xe off road

Hệ thống treo càng cứng thì khả năng hấp thụ xung lực càng thấp, các bánh xe càng ít di chuyển khi vào đường xấu và xung lực truyền lên thân xe càng nhiều. Với loại này sẽ ít êm dịu hơn nhưng bù lại khả năng ổ định tăng lên.

ĐỘ CỨNG CỦA HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC VÀO LÒ XO GIẢM XÓC 

 ĐỘ CỨNG LÒ XO GIẢM XÓC

LÒ XO GIẢM XÓC
LÒ XO GIẢM XÓC

Lò xo giảm xóc chính là bọ phận chịu trách nhiệm trong việc hấp thu các xung lực từ mặt đường, khả năng hấp thu xung lực tùy vào độ cứng của lò xo:

  • Lò xo càng mềm: khả năng hấp thu xung lực càng càng cao
  • Lò xo càng cứng: khả năng hấp thu xung lực giảm

Độ cứng lò xo được xác định theo công thức sau:

Thông số lò xo cuộn:

  • L: chiều dài tự do khi không tải ( m )
  • G: hệ số chống cắt của loại thép lò xo ( tra bảng theo vật liệu thép )
  • d: đường kính sợi lò xo (m)
  • D: đường kính ngoài vòng lò xo ( m )
  • N: số vòng hoạt động của lò xo

Đây là công thức tính độ cứng lò xo để thiết kế hệ thống treo phù hợp với từng loại xe và điều kiện hoạt động và được tính toán từ lúc thiết kế ở nhà máy, tuy nhiên với mức độ người sử dụng thì hầu như không thể can thiệp vào quá trình chế tạo hay tính toán lò xo vì công nghệ chế tạo không đơn giản.

Điều quan trọng của người chơi xe khi nâng cấp hệ thống treo là hiểu được các thông số ảnh hưởng đến độ cứng của lò xo, qua đó có lựa chọn lò xo đã chế tạo sẵn phù hợp với nhu cầu sử dụng mà mình hướng đến.

THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐỘ CỨNG LÒ XO GIẢM XÓC4 YẾU TỐ TUỲ CHỈNH HIỆU SUẤT CAO4 YẾU TỐ TUỲ CHỈNH HIỆU SUẤT CAO

Đường kính sợi lò xo ( d )

  • Định tính: Độ cứng lò xo tỉ lệ thuận với đường kính sợi lò xo, hiểu đơn giản là đường kính dây lò xo càng lớn thì độ cứng lò xo càng tăng, khả năng hấp thụ xung lực càng giảm.
  • Định lượng: đường kính dây lò xo tăng 1 đơn vị thì độ cứng tăng tương ứng 2 đơn vị

Đây là thông số ảnh hưởng nhiều nhất đến độ cứng của lò xo giảm xóc, đồng thời cũng là thong số dễ điều chỉnh nhất mà không ảnh hưởng đến kết cấu sẵn có của xe.

Đường kính ngoài vòng lò xo ( D )

  • Định tính: Độ cứng lò xo tỉ lệ nghịch với đường kính ngoài lò xo, hiểu đơn giản là đường kính vòng lò xo càng lớn thì độ cứng càng tăng, khả năng hấp thụ xung lực càng giảm.
  • Định lượng: đường kính ngoài lò xo tăng 1 đơn vị thì độ cứng giảm xấp xỉ 1.5 đơn vị

Thông số này thường được phối hợp với đường kính dây lò xo để đạt cứng phù hợp, tuy nhiên việc tăng đường kính ngoài có thể không phù hợp với một số xe vì không khớp với chi tiết nối có sẵn trên xe.

Advertisements

Số vòng lò xo ( N )

  • Định tính: Độ cứng lò xo tỉ lệ nghịch với số vòng hoạt động của lò xo, hiểu đơn giản là lò xo càng dài thì độ cứng càng giảm, khả năng hấp thụ xung lực càng tăng.
  • Định lượng: Số vòng lò xo tăng 1 đơn vị thì độ cứng giảm tương ứng 1 đơn vị

Đây là thông số được xử dụng nhiều nhất vì ngoài tác dụng tay đổi độ cứng còn có tác dụng về mặt thẩm mỹ khi có thể nâng cao gầm xe, tuy nhiên tác dụng chính lại ít được để ý mà đa số người dùng chỉ quan tâm tác dụng phụ là nâng gầm cao hơn zin.

NÂNG CẤP LÒ XO PHÙ HỢP

Khi đã biết các thông số ảnh hưởng đến độ cứng lò xo giảm xóc thì việc lựa chọn lò xo để nâng cấp cho hệ thống treo sẽ đơn giản hơn rất nhiều dù chỉ dừng lại ở mức độ định tính, tuy nhiên vẫn có cơ sở để chọn lựa tương đối chính xác.

B1: Xác định hệ thống treo hiện tại trên xe là Cứng hay mềm qua 3 yếu tố sau:

  • Có êm dịu khi vào đường xóc không: càng mềm thì càng êm và ngược lại
  • Đi cao tốc có ổn định không: càng cứng càng ổn định và ngược lại
  • Khi vào cua có bị nghiêng xe không: càng cứng càng ít nghiêng và ngược lại

B2: Xác định tiêu chí hướng đến để nâng cấp:

  • Êm ái: phù hợp di chuyển trong phố, ít đi cao tốc, đường xấu.
  • Ổn định: hợp đi cao tốc, đường xấu

Cần lưu ý là độ Êm ái và Ổn định là 2 thông số luôn đối nghịch nhau và phải hi sinh một trong hai yếu tố, không có một hệ thống treo nào đáp ứng được cả 2 tiêu chí trên ở mức cao nhất mà chỉ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí, thông thường có 3 dạng:

  • Thiên về tính êm ái: êm ái tối đa nhưng độ ổn định thấp, những loại này hãng sẽ thiết kế bổ sung hệ thống treo để triệt tiêu các lực xô nghiêng. Hợp đi tốc độ thấp
  • Thiên về ổn định: giảm độ êm ái, loại này hợp với đi cao tốc và đường tốt, đi đường xấu sẽ tức do độ cứng lớn. Hợp xe đi tốc độ cao – Đường tốt
  • Cân bằng: đây là lựa chọn phổ biến nhất, cũng là dạng mà mình hướng đến các anh em nên chọn vì đạt độ cân bằng vè êm ái và cân bằng vừa đủ khi đi cao tốc. Hợp nhu cầu sử dụng thông thường.

B3: Chọn lò xo nâng cấp

NÂNG CẤP LÒ XO
Chọn lò xo giảm xóc phù hợp

Cơ bản có 2 hướng để chọn lò xo nhằm điều chỉnh độ cứng của hệ thống treo:

  • Tăng độ cứng: chọn lò xo có đường kính dây lò xo lớn hơn zin.
  • Giảm độ cứng: chọn lò xo có số vòng nhiều hơn zin

Ở đây có một lưu ý là khi chọn lò xo dài hơn zin thì sẽ nâng gầm xe cao hơn zin và sẽ ảnh hưởng đến các thông số liên quan như:

  • Trọng tâm xe: ảnh hưởng độ cân bằng
  • Góc làm việc của trục láp truyền động: ảnh hưởng độ bền hệ truyền động 
  • Lực nén xuống mặt đường: ảnh hưởng độ bám đường

Bên cạnh lò xo thì bộ giảm chấn đóng vai trò giữ xe ổn định trong quá trình làm việc của lò xo giảm xóc và cũng cần được tính toán phù hợp với nhau.

KẾT LUẬN:

Công thức tính độ cứng lò xo giảm xóc là cơ sở đầu tiên để hiệu chỉnh và lựa chọn lò xo phù hợp cho việc nâng cấp hệ thống treo một cách chính xác nhất. Hi vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho anh em. Mời anh em Follow kênh để nhận các thông tin hữu ích về xe hơi, Chúc anh em chăm xe thật tốt.

TIKTOK

YOUTUBE

FANPAGE

GROUP GIAO LƯU 

Advertisements

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!
0
YOUR CART
  • No products in the cart.